PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG PHÁI TỨ HÓA BẮC PHÁI

Những người mới bước vào nghiên cứu Tứ Hóa Bắc Phái đa số sẽ rất hoang mang và không biết Tứ
Hóa Bắc Phái rốt cục là như thế nào, làm sao sử dụng để luận vận hạn, luận mệnh? Sách vở Tứ Hóa Bắc Phái hiện rất nhiều có thể kể ra hàng trăm quyển nhưng thủ pháp và cơ sở lý luận không thống nhất, mỗi sách một kiểu làm người đọc không biết đâu mà lần.

Một điểm đặc biệt mà người học Tứ Hóa nói riêng và Tử Vi nói chung phần nhiều mắc phải là mọi người đọc sách và coi sách là tất cả, nhưng theo kinh nghiệm nghiên cứu rất nhiều sách Tử Vi của tôi thì sách vở chỉ là điều kiện “cần”, là nơi cung cấp kiến thức ở dạng tham khảo và chúng ta luôn cần thêm điều kiện “đủ” nữa mới có thể toàn diện một câu phú, một chiêu thức, một bí kíp nào đó. Đối với sách vở người viết luôn chỉ viết điều kiện “cần” mà giấu đi điều kiện “đủ” do vậy người đọc sẽ đọc và làm theo lúc đúng lúc sai và không thể hiểu được vì sao nó sai cũng như không xử lý được các tình huống sai so với sách.

Vấn đề tiếp theo cũng gây khó khăn cho những người mới nghiên cứu Tử Vi đó chính là sự đa dạng của các trường phái Tứ Hóa. Tôi xin tóm tắt các trường phái như sau để bạn đọc có thể hình dung và chọn lựa trường phái nào phù hợp với mình:

  1. Trường phái đầu tiên là trường phái hỗn độn, tôi gọi là Hỗn Độn Phái. Đây không phải là một môn
    phái mà là chỉ chung một số người xưa học Nam Phái, Tam Hợp Phái xong thấy Tứ Hóa cũng hay hay nên đi tự mày mò học hỏi và tự sáng tạo đặc điểm của trường phái này là dùng đủ hết sao của Nam Phái và Tuần Triệt nhưng lại thêm cả Tứ Hóa và phi hóa vào để luận, đang luận Nam Phái thì lại thấy có cả Phi cung… Đặc điểm này bởi vì họ học Nam Phái, Tam Hợp Phái nhiều năm không thể bỏ được gốc rễ ngấm sâu vào trong tư duy nên sử dụng Tứ Hóa như một công cụ để tham khảo chứ không phải là Tứ Hóa Bắc Phái thuần túy. Những người này chúng ta thấy trong sách vở bên Đài Loan rất nhiều, đa số họ là những người cao tuổi nên khó khăn với việc tiếp cận kiến thức và tư duy khác biệt của Bắc Phái nên họ vẫn dùng kiểu vậy như một thói quen.
  2. Trường phái thứ hai gọi là Phi Tinh Phái. Phi Tinh Phái sử dụng Tứ Hóa là chính có kèm theo lục cát lục sát và cách cục, không dùng Tuần Triệt. Những người này đa số xuất hiện trong giai đoạn những năm 198x đại biểu có thể thấy đó chính là dòng truyền thừa của Chu Thanh Hà lão sư.
  3. Trường phái thứ ba gọi là Phi Tinh hiện đại. Trường phái này thì chỉ dùng tứ hóa 14 chính tinh và tả
    hữu xương khúc.
  4. Trường phái thứ tư gọi là Tự Hóa. Trường phái này chỉ dùng các Tự Hóa để luận, cũng dùng 14 chính tinh và tả hữu xương khúc nhưng chú trọng ở hệ thống Tự Hóa (trường phái này gồm 2 đại diện tiêu biểu là Khâm Thiên Tứ Hóa và Hà Lạc Bắc Phái)

Như vậy hiện nay chúng ta trên thị trường sách vở hay trên không gian mạng Internet sẽ bắt gặp 4 loại Tứ Hóa như trên. Để đánh giá hay dở thì rất khó nói vì đó là tùy vào trải nghiệm của mỗi người chúng ta. Nhưng để nói phù hợp với ai thì có thể nói như sau:
• Trường phái thứ nhất là nó được tạo thành do sự biến đổi của xã hội, nó không phải là một trường
phái mà là hệ quả của việc một số người không theo kịp kiến thức mới nên tôi không khuyến khích bất cứ ai học theo trường phái này.
• Trường phái thứ hai phù hợp với những người đã có nền tảng Nam Phái lâu năm mà không muốn bỏ
đi cái mình đã có hoặc những người yêu thích văn thơ chữ nghĩa có khả năng học thuộc lòng tốt, ghi nhớ tốt.
• Trường phái thứ ba phù hợp với những người thích tư duy logic ngắn gọn hiệu quả, không cần nhớ
nhiều dài dòng, học trong thời gian ngắn nhưng có thể có kết quả ngay hoặc những người mới học chưa biết gì về Tử Vi càng dễ dàng lĩnh hội.
• Trường phái thứ tư phù hợp với những người đã có căn cơ nền tảng Bắc phái vững chắc, luận vận hạn tương đối khá và muốn tìm hiểu đào sâu và vươn lên tầng cao hơn. Những người có tư duy mở, nhân sinh quan về cuộc sống sâu sắc sẽ phù hợp.
Để cho mọi người có cái nhìn rõ hơn chúng tôi xin đưa lên một số bài luận giải của các trường phái để mọi người tham khảo và chiêm nghiệm.

Trả lời